Trên thực
tế, đây là phương pháp giáo dục được hình thành từ đầu thế kỷ 20, hiện được áp
dụng thành công tại không dưới 7.000 cơ sở giáo dục có chứng chỉ trên toàn thế
giới. Montessori cũng được tích hợp vào các loại hình trường lớp khác nhau như
mầm non, trường năng khiếu, trường cho trẻ khuyết tật, trường học đại chúng
hoặc các lớp kỹ năng ngoại khóa.
Montessori
hay giáo dục kỹ năng sống?
Phương
pháp Montessori bắt đầu gây chú ý tại Việt Nam khi một số trường mầm non tư
thục quảng cáo là nơi đầu tiên áp dụng phương pháp này. Lý thuyết về Montessori
cũng xuất hiện khá nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng và được
các bậc cha mẹ rất quan tâm trên một số diễn đàn và cộng đồng mạng nổi tiếng.
Quan tâm
tìm hiểu, ai cũng có thể thấy phương pháp này cực kỳ hiệu quả khi giúp khơi dậy
những khả năng tiềm tàng của mỗi đứa trẻ, giúp trẻ vượt lên trở thành cá nhân
xuất sắc trong xã hội. Mặc dù vậy, rất nhiều người vẫn mơ hồ về cách thức và
tiến trình giáo dục của Montessori.
Khi
Montessori được đưa vào trường mầm non với những giáo cụ phù hợp, phòng học
trang trí đẹp đẽ, cho phép trẻ tự do lựa chọn hoạt động mình ưa thích, các bậc
phụ huynh cho rằng Montessori tập trung phát triển tính tự lập của trẻ, giúp
trẻ nhận biết sớm hơn những bạn bè khác cùng trang lứa.
Cùng lúc,
một số nhà văn hóa thiếu nhi và các tổ chức giáo dục cũng có các lớp học kỹ
năng ngoại khóa, nhiều người lại quy Montessori vào mục đích chủ yếu là phát
triển kỹ năng sống cho trẻ, giúp trẻ biết tự chăm sóc bản thân, và dĩ nhiên điều
này chỉ được áp dụng ở độ tuổi nhất định.
Thật ra,
nếu làm đúng cách, Montessori kỳ diệu hơn rất nhiều sự mong đợi ở các ông bố bà
mẹ, có thể khiến một đứa trẻ bình thường cũng phát huy tối đa tiềm năng của
mình để trở thành cá nhân nổi bật, xuất sắc, vượt trội trong số đông. Tuy
nhiên, phương pháp giáo dục rất hiệu quả này đòi hỏi đầu tư xứng đáng về nguồn
lực, đặc biệt là về chi phí và nhân lực.
Đầu tư
cho Montessori ở trường mầm non
Cơ sở vật
chất cho Montessori là một thách thức không nhỏ. Thế giới Montessori là “thế
giới thu nhỏ” cho trẻ em. Bất cứ thứ gì có ở ngoài đời thực cũng có thể được
“sao chép” lại để trở thành giáo cụ trong lớp học.
Một
trường Montessori lý tưởng sẽ cần không gian rộng lớn cho các khu vực vận động
ngoài trời, vườn cây, rau và hoa. Thêm vào đó, bộ giáo cụ nguyên bản cũng không
đơn giản, phải là dụng cụ thật với kích thước phù hợp với trẻ, bằng chất liệu
an toàn, đa phần phải nhập ngoại.
Trong lớp
học Montessori có những bộ công cụ riêng để trẻ học sử dụng cúc bấm, nút thắt,
dây buộc, học đếm hay học dùng dao nĩa trên bàn ăn… Chi phí giáo cụ riêng cho
một lớp học như thế cũng mất không dưới 2.500 USD (trên 50 triệu đồng).
Nhân lực
thực hiện phương pháp này cũng đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao, phải
trải qua khóa đào tạo về phương pháp Montessori dưới sự chỉ dạy của những giáo
viên đã có chứng chỉ. Tại Mỹ, các giáo viên của một trường học Montessori đều
phải tốt nghiệp Đại học, phải trải qua các khóa lý thuyết và thực hành phương
pháp Montessori trong khoảng một năm.
Trong lớp
học Montessori, giáo viên không giảng dạy mà là người định hướng cho trẻ trong
những hoạt động khơi dậy tiềm năng cá nhân riêng có. Một người định hướng giỏi
phải biết tôn trọng trẻ, tinh tế trong quan sát và nhận thức, đồng thời thực sự
tạo được không gian hứng thú cho từng em bé trong lớp.
Mang
những điều kiện trên đây làm “thang điểm” chấm cho các trường mầm non tại Hà
Nội công bố thực hiện Montessori, có lẽ hiếm có nơi nào đủ chuẩn. Hầu hết các
trường có Montessori mới chỉ dừng lại ở việc “áp dụng” những yếu tố phù hợp
trong điều kiện cho phép.
(internet)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét