Phương pháp Giáo dục Montessori là
một phương pháp sư phạm giáo dục trẻ em dựa
trên nghiên cứu và kinh nghiệm của bác sĩ và nhà giáo dục Ý Maria Montessori (1870–1952).
Đây là phương pháp với tiến trình giáo dục đặc biệt dựa vào việc học qua cảm
giác. Năm 1907 bà bắt đầu sự nghiệp là nhà giáo dục khi bà được mời tổ chức 1
trường trong khu
tái định cư ổ chuột khu vực San Lorenzo, Ý. Trong giai đoạn này bà đã quan sát thấy rằng trẻ em hoàn
toàn bị cuốn hút bởi các vật dụng và chất liệu được thiết kế để trợ giúp sự cảm
nhận của giác quan. Tiến sĩ Montessori tiếp tục phát triển những sự trợ giúp dạy
học chuyên biệt được dùng cho những trẻ trong môi trường thích hợp và tôn trọng
những đặc tính riêng biệt của trẻ.
Phương pháp Montessori chấp nhận sự duy
nhất của mỗi trẻ và cho phép trẻ phát triển tuỳ theo những khả năng riêng của
mình và thời gian riêng của mình. Do đó việc tổ chức các lớp học theo mô hình
Montessorri phải đảm bảo sự tôn trọng tính riêng biệt của mỗi trẻ và phải bố
trí phòng học và bài học phù hợp những nhu cầu và mục đích của mỗi em.
Phương pháp chủ yếu được áp dụng cho trẻ
nhỏ từ 2-6 tuổi do các bản năng và sự nhạy cảm duy nhất của trẻ nhỏ đối với các
điều kiện trong môi trường.
Đặc điểm nổi trội ở
phương pháp Montessori là nhấn mạnh đến vai trò của tính tự lập, tự do (trong khuôn khổ
cho phép) trong việc hình thành nhân cách trẻ. Ngoài ra, phương pháp này
rất tôn trọng sự phát triển tâm sinh lý tự nhiên của trẻ, cũng như trang bị đầy đủ cho học sinh các kiến thức khoa học công nghệ tiến bộ và hiện đại. Tổ chức AMI (Hiệp Hội
Montessori Quốc tế) và AMS (Hiệp Hội
Montessori Mỹ) đã nêu ra đặc trưng của phương pháp học Montessori như sau:
·
Lớp học ghép các lứa tuổi lại với nhau. Thông thường là các trẻ từ 2½
hay 3 tuổi đến 6 tuổi.
·
Trẻ tự lựa chọn hoạt động (với điều kiện là các hoạt động này đã được giáo viên lên kế hoạch sắp xếp trước)
·
Trẻ không bị ngắt quãng hay làm phiền trong quá trình ‘làm việc’
·
Học sinh học hỏi khái niệm, kiến thức thông qua trải nghiệm thực tế với
các học cụ, mô hình mang tính chất khám phá, xây dựng, hơn là học theo chỉ dẫn
trực tiếp từ phía giáo viên.
·
Các học cụ giáo dục đặc biệt được Bà Montessori và đồng sự nghiên cứu,
sáng tạo và phát triển nên.
Ngoài ra,
nhiều trường học Montessori cũng tự thiết kế chương trình có tham khảo
nhiều tài liệu về phương pháp giáo dục của bà
Montessori (trong đó phải kể đến là các bài học, học cụ mang tính mô phạm
hay phương pháp giáo dục mà Tiến sĩ
Montessori đưa ra trong các khóa đào tạo giáo viên đương thời).
(Theo wikipedia)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét