Lớp học
Montessori luôn có 2 yếu tố: TỰ DO và KỶ LUẬT. Tự do và kỷ luật là hai phạm trù
thường không đi cùng nhau, nhất là đối với con trẻ. Điều này dường như rất vô
lý khi ta cho trẻ được quyền tự do nhưng vẫn đặt ra những nguyên tắc kỷ luật
hoặc ngược lại trẻ phải tuân theo những quy định mới có được tự do.Vậy Tự do và
Kỷ luật trong Montessori có gì khác biệt?
Muốn
hiểu về kỷ luật trước hết ta phải hiểu về sự tự do trong lớp học Montessori. Tự
do ở đây là trao cho trẻ quyền được lựa chọn những hoạt động có mục đích và bổ
ích trong môi trường lớp học để thực hiện vì chỉ có bản thân trẻ mới có thể
hiểu được chúng có những nhu cầu gì ở từng giai đoạn phát triển. Bản thân giáo
viên hay cha mẹ không thể hiểu rõ những nhu cầu này như chính trẻ nên không thể
áp đặt trẻ phải làm gì theo ý người lớn.
Nhiều
phụ huynh có thể lo ngại rằng khi cho trẻ nhiều quyền tự do như vậy trong lớp
Montessori thì lớp học sẽ nhanh chóng trở nên náo loạn. Đây là quan niệm chưa
đúng vì một số Phụ huynh chưa nắm rõ phương pháp và triết lý của bà Maria
Montessori. Tự do mà bà Maria trao cho những đứa trẻ trong lớp học của bà là
nhằm mục đích hình thành tính kỷ
luật tự nguyện (self-discipline) ở
trẻ.
Trẻ có
thể nghe theo những gì người lớn bảo chúng phải làm 1 cách miễn cưỡng và nhiều
cha mẹ hài lòng ở mức độ này. Tuy nhiên, nếu trẻ vâng lời một cách vui vẻ và
không cảm thấy có sự ức chế nào thì đó mới là điều các bậc Phụ huynh và giáo
viên mong muốn nhất. Không có sự cấm cản hay áp đặt trong lớp học Montessori,
không thưởng hay phạt trẻ. Mọi
thứ phải được diễn ra một cách tự nhiên do chính bản thântrẻ bộc lộ ra cho
chúng ta thấy. Và vai trò của một giáo viên Montessori chính là người quan sát
(observer) những biểu hiện và hành vi của trẻ và không can thiệp quá sâu vào
hoạt động của trẻ bởi phương pháp Montessori luôn lấy trẻ làm trung tâm.
Trong
lớp học Montessori, trẻ sẽ biết cách sử dụng cẩn thận và biết giữ gìn các học
cụ, đồ dùng trong môi trường lớp học. Mỗi một học cụ GV sẽ hướng dẫn cho trẻ
cách cầm, bưng bê sao cho đúng nguyên tắc, không làm đổ bể. Khi đặt đồ dùng
xuống phải thật cẩn thận, nhẹ nhàng không tạo ra tiếng động.Trẻ sử dụng học cụ
xong phải biết cách tự xếp gọn gàng học cụ lại vị trí ban đầu để cho trẻ khác
sử dụng.
Các đồ
dùng trong lớp có thể được làm bằng thủy tinh thật để sát với thực tế cuộc sống
nhưng không có nghĩa trẻ được quyền làm đổ bể các đồ dùng dễ vỡ này. Chúng ta
có thể cho phép trẻ làm vỡ một lần duy nhất để trẻ tự nhìn vào lỗi sai của mình
và cầm chúng cẩn thận hơn vào lần sau để không làm vỡ nữa. Đó là lợi ích của
việc trao cho trẻ quyền tự do trải nghiệm và kiểm điểm bản thân. Nếu chúng ta
ngăn cấm trẻ tiếp xúc với các đồ vật thật như thế thì ko bao giờ trẻ có thể
nhận ra những điều chúng cần tránh.
Trẻ có
thể tự mặc lấy những chiếc tạp dề và Giáo viên sẽ hướng dẫn trẻ cách làm sạch
những góc nhỏ bám bụi trong lớp và chỉ cho chúng cách sử dụng vô số những loại
dụng cụ khác nhau trong bộ học cụ Montessori để làm vệ sinh lớp học.
Trẻ sẽ
học được cách tôn trọng và quan tâm đến quyền lợi của những người xung quanh,
biết cách chăm sóc những người xung quanh và các sinh vật tồn tại trong thế
giới xung quanh trẻ.Trẻ trong lớp Montessori sẽ không làm phiền người khác khi
người đó đang làm việc nếu không thật cần thiết. Trẻ được tạo điều kiện gần gũi
với thế giới thiên nhiên, chăm sóc cây trồng, vật nuôi là rất hữu ích nhằm phát
triển tinh thần trách nhiệm của trẻ với môi trường sống.
Trẻ sẽ
được học cách đi đứng nhẹ nhàng ko gây ra quá nhiều tiếng động ồn ào qua bài tập
Walking on the line, học cách giữ im lặng một cách đầy thích thú qua bài tập
Being Silent.
Như
vậy, mọi thứ diễn ra trong một lớp học Montessori luôn chứa đựng những điều kì
diệu mà chắc chắn các bậc Phụ huynh và các nhà giáo dục sẽ khó mà tìm thấy ở
những lớp bình thường. Trẻ luôn vui thích và tự giác vâng lời, không hề có sự
miễn cưỡng hay áp lực nào cho
trẻ. Đó mới thực sự là môi trường giáo dục lý tưởng theo đúng triết lý của bà
Maria Montessori.
(bonghoanho.com)